Tiêu chuẩn hàn cơ bản và đặc biệt của nhà máy

Ngày đăng: 29/11/2022 09:19 AM

         Đối với mỗi thiết bị có kết có kết cấu thép thì phần tiêu chuẩn hàn và tiêu chuẩn sơn được đặc biệt chú ý. Không những quyết định đến chất lượng, tuổi thọ thiết bị mà còn là tính thẩm mỹ để đánh giá mỗi sản phẩm khác nhau. Để biết thêm về tiêu chuẩn hàn và tiêu chuẩn sơn, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

    Tiêu chuẩn hàn cơ bản


    Yêu cầu của mối hàn đạt tiêu chuẩn

         ☑ Kích thước hình dáng của mối hàn: Mỗi mối hàn sau khi được hàn xong phải đảm bảo các tiêu chuẩn hàn như: không có vết nứt, khối lượng kim loại nóng chảy đạt chuẩn. Mối hàn không bị lẹm, cháy, thủng, bướu hay những khuyết tật khác.

         ☑ Mối hàn đảm bảo chắc, bền: Các mối hàn sau khi hoàn thành phải đảm bảo không bị nứt, hở, rò rỉ hay biến dạng.

         ☑ Kim tương của mối hàn: Kim tương của mối hàn đảm bảo không bị nứt trong kim loại nóng chảy.

         ☑ Tiêu chuẩn kết quả kéo mối hàn: Mối hàn đạt tiêu chuẩn là sẽ được kiểm tra bằng cách tính trung bình cộng của các kết quả mẫu thử, không được thấp hơn độ bền tối thiểu của thép.

         ☑ Tiêu chuẩn hàn được sử dụng phổ biến hiện nay như: AWS D1.1-2015, ASME…

         ☑ Tùy thuộc vào từng vật liệu, nhà sản xuất phải thiết lập các quy trình hàn khác nhau để phù hợp với điều kiện vật liệu, tay nghề thợ hàn, máy móc thiết bị

         ☑ Thợ hàn phải được đánh giá năng lực, chất lượng tay nghề thường xuyên để cấp các chứng chỉ thợ hàn 3G, 4G… 6G

    Một số phương pháp kiểm tra mối hàn cơ bản

         ☑ Phương pháp phá hủy : NDT

         ☑ Phương pháp kiểm tra bằng nhãn quan : PT

         ☑ Phương pháp chiếu tia xuyên qua : RT

         ☑ Phương pháp sử dụng sóng siêu âm : UT

         ☑ Phương pháp sử dụng hóa chất thẩm thấu : MT

    Tiêu chuẩn sơn cơ bản


     

         Với kết cấu thép phần tiêu chuẩn sơn luôn được chú trọng bởi đây là lớp màng bảo vệ toàn bộ bề mặt và tăng tuổi thọ của thiết bị  cũng là tiêu chí đánh giá tính thẩm mỹ của thiết bị.

    Các bước sơn cơ bản 

         ► Bước 1: Làm sạch và xử lý bề mặt cần sơn theo tiêu chuẩn ISO 8501

         ► Bước 2: Lựa chọn loại sơn và máy phun sơn chống rỉ cho kết cấu thép

         ► Bước 3: Tiến hành sơn phủ bề mặt cho kết cấu thép

         ► Bước 4: Kiểm tra lại bề mặt đã sơn, dặm lại những chỗ chưa đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn SSPC – SP 10

    Các tiêu chí đánh giá chất lượng sơn

         ► Kiểm tra độ nhám sau khi phun bi

         ► Kiểm tra độ bám dính của nước sơn

         ► Đánh giá độ cứng của màng sơn

         ► Khả năng chống tẩy rửa 

         ► Khả năng chống lại các tác động của môi trường